Please wait

Read this article in English

Không có trí ý là cái hồn ma! Cái hồn có trí ý là Thánh Tiên Phật. 

Thiền Viện Vĩ Kiên – Khóa 3 – Ngày 5.04.1986 – Vấn Đạo

Hỏi: Trong bài giảng vừa rồi có đoạn Thầy nói : “Mình gần với phần hồn” tức là thể xác và phần hồn khác nhau. Thì “mình” là gì, và phần hồn như thế nào? Tại sao có sự khác biệt “mình gần với phần hồn”, thưa Thầy?

 

Đức Thầy trả lời:

Ý, “mình” là tức là cái ý. Bây giờ chúng ta đang tu bằng Trí, Ý. Bây giờ ý các bạn muốn tu, tại sao tôi phải nói “mình”?

Bây giờ tôi nói phần hồn, các bạn không hiểu phần hồn. Cái gì là hồn ? Tôi đây mà ổng nói hồn, thấy không ? Bạn phải tu bằng ý. Cái Ý bạn giải thoát ngắn gọn để trở về với cái hồn, mà cái hồn không ý là cái hồn ma. Không có trí ý là cái hồn ma! Cái hồn có trí ý là Thánh Tiên Phật. 

Cho nên con ma nó lây lất từ đây tới đó rồi gặp đâu nó bám đó. Nó không có minh xét được, nó không trí ý mà chúng ta tu đây, tu bằng Trí, bằng Ý ! Tôi nói chữ “mình” đây là cái ý chúng ta tu chúng ta phải trở về với phần hồn. Mà kỳ thật có phần hồn mà không thấy! 

Bây giờ chúng ta phải cố gắng tu giải tỏa khứ trược lưu thanh để cho cái hồn nó xuất ra, khi chúng ta định rồi, nhắm mắt nó xuất ra. Lúc đó mới kêu là nhìn nhận cái hồn. 

    Nhưng mà bây giờ nói cái hồn thì các bạn không hiểu, phải nói bằng Ý, là « mình » đây. Bây giờ, « mình », cái ý tôi muốn thấy cái hồn tôi, tôi mới tu. Tu cho thấy cái hồn. Mình phải tu cho thấy cái hồn của mình ! Đó là cái ý của bạn. Gây cái ý đó là gây cái phúc điền trong tâm để các bạn tiến hóa và các bạn càng ngày càng tu càng ngắn gọn, té ra cái sự điều khiển của thể xác này là đâu ? Là cái ý các bạn, có chút xíu hà ! 

Đang ngồi đó kêu đứng dậy, nó đứng dậy ào ào, các bạn lấy máy thâu thanh nghe rột rột ào ào. Kêu đi ngủ, mang cái xác thiệt nặng nằm trên giường cái ình!   

     Cái ý có chút xíu thôi. Nhưng mà người phàm tu, mới tu đâu có hiểu được, không hiểu cái đó. Cho nên cách giảng để cho người ta thấy dễ - tôi còn có cái hồn. Nói cái « mình » và cái hồn, để hiểu cho rõ. Chữ Việt Nam nó cũng rộng lắm và nó rất sát nghĩa.

Mình là cái xác này nè. Hồi nào giờ chúng ta đang si mê cái xác này mà không biết cái hồn, bây giờ mình tu để mình thấy cái hồn, thấy chưa ? Và cái xác này tu, ngắn gọn, không động loạn nữa thì cái hồn không có…, được thanh nhẹ và xuất ra khỏi thể xác dễ dãi.

À, cho nên mình tu để mình thấy cái hồn. Mà bây giờ chúng ta bắt cái xác tu ! Chúng ta phải xử dụng chữ « mình » nó có nghĩa lý hơn và rõ rệt hơn. Bắt cái xác soi hồn, bắt cái xác làm pháp luân, bắt cái xác thiền định, bắt cái xác chịu khổ, bắt cái xác hy sinh, không đòi hỏi ! 

Thì tự nhiên « Biển cho lặng, minh châu mới phát », lúc đó,  « lòng cho riêng mới gọi là thần » Cái lòng chúng ta xuất ra khỏi cái thể xác là cái hồn chúng ta, không còn ngự ở trong thể xác nữa. Cho nên tương lai các bạn mà xuất lên trung tim bộ đầu rồi, các bạn chỉ trở về chỗ này một chút thôi, còn xuống ở trong này nó nóng nó nực không chịu.

Ở cái giới thanh quen rồi không muốn về đây, không muốn nhập ở trong xác này, mà chỉ ngự vì nhiệm vụ chưa xong, Bề Trên chưa cho chúng ta đi tới. Chứ Bề Trên muốn bắt, gom chỗ trung tim bộ đầu một chút xíu, là kéo đi về Trời. 

Mà kéo ở dưới bàn chân của các bạn là đem xuống âm phủ, cho các bạn càng ngày càng suy yếu, càng mệt, càng mệt, càng mệt, càng mệt, càng mệt, rút rồi thì, hắc bạch không phân minh, xuất ra ngón chân cái, đó là đi xuống địa phủ, thấy rõ chưa?

       Cho nên chúng ta đã biết cái đường đi xuống, đường đi lên, đường trụ, đường sửa. Cho nên chúng ta càng ngày càng tu càng minh mẫn và phân tách rõ rệt con đường đi và lúc đó an tâm thực hiện, để đi. Nhưng mà tại sao tôi thực hiện không được? 

Tôi thực hiện tôi công phu mới có một tiếng đồng hồ nó la mệt rồi, nó muốn bỏ! Đó là cái lỗi của Chủ Nhân Ông. Tại sao bạn dẫn nó đi nói dốc, uống rượu ba tiếng đồng hồ nó không thấy mệt, mà kêu nó trụ tâm ngồi một mình nó mệt? Phải trách nhiệm của Chủ Nhân Ông? Trách nhiệm chỗ nào?

Trách nhiệm của cái thức, của cái ý của các bạn, cái thức các bạn, cái ý thức của các bạn  không… chịu… trụ và khai phá cơ năng sẵn có của chính mình, mình bị kẹt ở chỗ đó, thấy chưa ? Cho nên mình phải trở lại và khai thác cho tận cùng là phải làm việc nhiều với chính mình thay vì làm việc cho người khác. So đo, sân si, nghi ngờ, si mê, cả ngày tới tối làm ba cái việc không cần thiết không hà!

Cho nên chúng ta trở về để làm việc cần thiết, cho nên bây giờ tôi khuyên các bạn niệm Phật đi, là việc cần thiết. Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, cơ thể các bạn hít vô thì tất cả phải chịu y một luật như vậy mà bạn làm ở trên này niệm Phật thì ở dưới nó phải tuân theo lệnh và nó sẽ làm theo trật tự, theo ý muốn của các bạn. Lúc đó nó mới chuyển trở về cơ quy nhứt, trụ đỉnh đầu mới học được chữ Hòa với thanh khí điển ở bên trên.

Lúc đó các bạn mới tiến, lúc đó các bạn tha hồ, ý tưởng đâu nó đến đó, không cần cái xác này, cư trần không nhiễm trần vì không còn phàm tánh so đo nữa. Sống một cảnh vui hòa. Thì trước mắt các bạn cũng thấy cảnh, trên đầu các bạn cũng thấy cảnh, nơi các bạn muốn đến mở mắt cũng thấy mà nhắm mắt cũng thấy, các bạn còn so đo cái gì nữa ? Giàu hơn người thường rồi, tại sao còn đi trong cái lề lối tranh chấp hơn thua.

      Cho nên chúng ta áp dụng cái phương pháp này để khai mở nó ra và tận dụng khả năng sẵn có của chính nó mới thực hiện được chữ Hòa. Mà hiện tại các bạn nhẫn, nhẫn để tìm khám phá ra, nhẫn để khai mở ra, nhẫn để trì chí để khai thông tất cả những cái sự lố bịch ở bên trong để nó khai thông thất tình la võng của chính bạn và các bạn mới làm chủ. Ông Chủ Nhân Ông phải nhẫn, phải nhẫn mới khám phá ra được.  Như bạn sửa cái radio mà các bạn không nhẫn làm sau các bạn sửa được ? À, sửa được rồi thì các bạn thấy nhẹ nhàng rồi, bấm đâu nó có âm thanh đó rồi. 

     Cơ tạng các bạn cũng vậy, trung tim bộ đầu  của các bạn là cái dynamic, ở đây tới trung tim thẳng lên trung tâm sinh lực càn khôn vũ trụ. Cho nên mình chú ý cái trung tim này, trung tim này quan trọng, trung tim bộ đầu nó liên hệ với trung tâm sinh lực càn khôn vũ trụ. Càng hướng thượng thanh nhẹ chừng nào càng minh giải bất cứ một triết lý nào đem tới với chúng ta. 

     Đó là điển hòa với điển thì cái trí chúng ta mới có chỗ chứa sự sáng suốt của Bề Trên.