Please wait

Read this article in English

Pháp Luân Thường Chuyển Huệ Tâm Khai

Đức Thầy Hướng Dẫn Pháp Luân Thường Chuyển (San Jose, California – 1980)

Xong cái pháp này các bạn mới tu thì bỏ tay như thế này. Kẹp hai cái hông lại. Giữ trạng thái ngay lưng, cũng co lưỡi răng kề răng, ý ngó thẳng, và chúng ta bắt đầu làm Pháp Luân Thường Chuyển. 

Đây là xã hết hơi. Phải xẹp bụng. Tại sao phải xẹp bụng? Khi chúng ta xẹp bụng, thì chúng ta ép cái cật, mà cật chúng ta luôn luôn có cái luồng nước trược nặng ở trong đó. Chúng ta phải ép mạnh nó trước khi ta hít vô. Ép rồi chúng ta hít vô.

Từ từ, ý chí chúng ta hạ lệnh, đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu. Co lưỡi răng kề răng, dùng ý chí nói như vậy. 

Tại sao chúng ta phải hít vô đầy rún? Cái rún và cái thận nó tương giao. Trung ương cái thận nó tương giao. Hít đầy rún nó sẽ tức và nó sẽ mở phía đàng sau, nó sưởi ấm cái thận. Những người đau lưng vì cái thận lạnh, hay là chấn động lực của cái thận yếu, mà bị đau lưng. Chúng ta hít như thế này, nó sẽ cung cấp cái hơi nóng để sưởi ấm cái thận. Bộ phận đó là cái bộ phận đầu não của hạ giới. Mà thận hư tất cả đều sẽ hư. 

Nó cũng là cái thiên môn. Mà ở dưới đó cũng là có cảnh vật, có nhân viên, có đủ thứ làm việc ở dưới. Cho nên nó mới giữ cái định luật hóa sanh, giữa con người sanh ra con người từ cái thận đi xuống, tạo ra thể xác hình thù của con người tại thế gian. Và điêu luyện cái chất tinh khí, mới chuyển xuống sanh ra con người được. Chúng ta hít vô, đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu, cho đến tùy khả năng con người, người nào không có cách hít nhiều, nhưng mà cứ hít cho hết hít được thôi, nhưng mà chúng ta đặt cái ý chí rằng “đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu” tùy khả năng.

Rồi chúng ta thở ra mới xẹp, xẹp hết, xẹp hết, xẹp hết. Mà dùng lỗ mũi thở chứ không có dùng cái miệng thở. Xẹp tới đáy bụng là vậy. Mà nó ép hai cái thận. 

Bây giờ những người mới tu kêu họ hít như thế này không bao giờ có khả năng hít. Cho nên họ hít như thế này, một chút, họ cũng phải tập như vậy, nhưng ý chí họ nói “đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu” rồi họ thở ra, cũng không thở hết, nhưng mà từ từ nó sẽ gia tăng.  Mà khi nó gia tăng cái hơi thở rồi, đây là cái trung khí của cái mạng môn. Quan trọng lắm. 

Con người đàn bà sanh đẻ mất hẳn trung khí, người đàn ông đã cưới vợ rồi sẽ mất trung khí. Cho nên phải khôi phục cái trung khí nó mới trở về sự sáng suốt và thanh nhẹ. Thì phải từ từ chứ không thể nôn được. Nhiều người quá nôn và làm quá sức, và nín thở, thì nó trở nên cũng như luyện võ và nội công mà thôi. Nội công không phải giải thoát. 

Nội công tập cho một phần cơ thể chống trả cú đấm đá mà thôi. Còn cái này mình mở đường giải thoát cho phần hồn thì chúng ta phải hít vô từ từ và thở ra từ từ... rồi lần lầ nó mới gia tăng, nó mới mở cái đốc mạch từ ở xương khu này chuyển lên đến trên này, ngay môi trên. Nhâm mạch từ đây xuống dưới cái âm hội, dưới cái ngọc hành nó có cái chỗ âm hội ở đó. Cho nên chúng ta thông được cái nhâm đốc đó, lúc chúng ta nhắm mắt, cái luồng điển nó chạy, nó đổi cái chu luật như thế này.  Nhắm nó rút nó đi lên. Cho nên khi nhắm mắt thấy con người thanh nhẹ, đó là đã đạt được nhâm đốc tương thông. Thì không có cái bệnh gì đáng kể trong mình và sẽ tiêu diệt được những bệnh phức tạp ở tương lai. Thì chúng ta làm Pháp Luân Thường Chuyển như vậy ít nhất 6 hơi...

Đây là tôi làm trung dung cho những người có thể hít trong lúc ban đầu và những người không có thể hít trong lúc ban đầu có thể dễ hiểu hơn, nếu làm cái hơi của tôi thì không bao giờ học nổi.