Please wait

VẤN ĐẠO 38

Khẩu khai thần khí tán - Thầy giải thích ý nghĩa câu NGUYỆN trước khi hành thiền (San Jose, California, 1980)

Read articles in English.

Khẩu khai thần khí tán - 

Thầy giải thích ý nghĩa câu NGUYỆN trước khi hành thiền (San Jose, California, 1980)

Vô cái ngồi xếp bằng như thế này. 

Tại sao chúng ta phải xếp bằng? Xếp bằng là cái thủy điển nước đó, nó sẽ dội lên cái xương sống và nó làm ấm cái thận. Phương pháp ngồi như vậy là bổ thận.

Vô ngồi chúng ta co lưỡi răng kề răng. Tại sao co lưỡi răng kề răng? Co lưỡi một chút xíu lên gần nướu răng một chút thôi, ta lại ổn định thần kinh. Co lưỡi là lọc thận thủy. Chúng ta co lưỡi răng kề răng rồi đó, ý niệm, nhắm con mắt : Nam...Mô …A…Di…Đà…Phật, dùng ý niệm chứ không có mở miệng nói ra âm thinh!

Nam : chúng ta nhớ là lửa )

Mô : không khí                     )       

A : nước                                 )

ba cái này hội tụ

Di : phát triển

Đà : là màu sắc, tất cả các lỗ chân lông phát quang ra

Phật : hay thanh tịnh ở nơi mình.

  Khi những cái luồng điển đó hội tụ lên trung tim bộ đầu rồi, mình mới biết rõ mình thanh nhẹ chứ không phải nặng trược như xưa. Đối với những phần đã tu rồi trụ bộ đầu mình cảm giác như thế đó.

Còn những người mới tu thì :

Nam…cái âm thinh chúng ta trụ ngay chỗ này (giữa hai chân mày)

Mô… trụ ngay trung tim bộ đầu

A : chạy ngay trung tim hai trái cật

Di : tập trung ngay cái chỗ này

Đà : phát quang ra,

Phật : hay thanh tịnh ở nơi mình

 Tại sao nó phải quy về lỗ rún? Tứ hải quy gia, bốn biển hợp lại một nhà. Thanh tịnh, kinh mở, mới biết được. 

Khi niệm Nam Mô A Di Đà Phật ngay trung tim bộ đầu mà chúng ta niệm được Nam Mô A Di Đà Phật, chúng ta phải hiểu rõ nguyên lý của Nam Mô A Di Đà Phật. 

Người đời ở trình độ chưa hiểu được cũng như tôi trước kia cũng nói ông Phật tại sao không áp dụng 1,2,3,4,5,6  

Nhưng Ngài lại tìm Nam Mô A Di Đà Phật để mê hoặc lòng người. Tôi bất đồng ý kiến ở chỗ đó. Cho nên ngày nay, do cái pháp công phu này tôi mới tìm ra. Chữ Nam với chữ Một nó khác nhau. 

Điển giới mà nói Nam…. các bạn có cái âm thinh cuối cùng nó trụ ngay trung tim. Đó là khi chúng ta làm pháp luân tu luyện rồi nó mới mở ở chỗ đó. Thì bây giờ nói, bây giờ người đời cho người ta thấy, chưa tu, Nam tiếng nó dài lắm, tiếng cuối cùng nó có, Một, nó chỉ đem vọng hơi xuống thôi. 

Một, nó vọng hơi xuống, mà Nam…., không vọng hơi xuống được. Cho nên Ngài đã dùng luồng điển trong cơ thể của chúng ta và để mở cái lục thông sẵn có của cái Tiểu Thiên Địa này. 

   Cho nên những người tầm thường không hiểu được và chúng ta chỉ so sánh một cách đơn giản, Nammm…, Một khác nhau ! Môôô… cuối cùng điển, Hai, khác nhau!

    Mình phải xét rõ trước khi mình hành. Cái Pháp lý phải rõ rệt.

Aaaa…., nó chạy điển cái hơi cuối cùng, theo dõi cái hơi cuối cùng.

Diiii….., cái hơi cuối cùng nó nằm ở đâu ? Mà chúng ta nói : Ba, Ba, nó chỉ ở ngoài đây thôi, Bốn, nó cũng ở trên này, rút ngắn rồi nó không có chuyển xuống dưới. 

Diii…, Đààà…, Phật, Phật nó mới chạy ngay cái lỗ rún, nói chữ Phật nó chạy chuyển xuống lỗ rún. Đààà…, lúc đó nó mới thanh nhẹ, từ ở trên nó đi ra được. Thấy không? Nên chúng ta nói Năm, Sáu, nó cũng không chạy được, muốn cố gắng đem xuống cũng không được. Năm, sáu, nó cũng không chạy được. 

    Cho nên Một, Hai, Ba, Bốn, Năm, Sáu,với Nam, Mô, A, Di, Đà, Phật nó khác nhau. Cho nên nhiều người tu, muốn giữ thời qian, muốn giữ thì giờ, mà cứ ngồi đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 tới 100, cái đó là thêm động thêm. 

Rồi giờ các bạn đã tập quán, thu hút cái ngoại cảnh nhiều, chúng ta phải dùng cái Nam, Mô, A, Di, Đà, Phật để thay thế những cái chuyện mà chúng ta thu hút trong nội tâm, nội tạng quá nhiều. 

Cho nên chúng ta phải thay thế bằng Nam Mô A Di Đà Phật, nó mới mở ra.

 À, thì vô chúng ta co lưỡi, răng kề răng ý niệm NMADĐP, ba câu, ngay, hướng thẳng về trung tim bộ đầu, (Thầy chỉ dẫn trong vidéo) rồi chúng ta chấp tay lại, ý niệm:

«  Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Di Lạc

chứng minh đệ tử… (tên họ của chính mình) tu hành đắc đạo »

Rồi trở lại một lần nữa :

« Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Di Lạc

chứng minh đệ tử… (tên họ của chính mình) tu hành đắc đạo »

 Mà hoàn toàn dùng ý niệm, không dùng âm thinh, không mở miệng, « Khẩu khai thần khí tán ». Phải co lưỡi, răng kề răng mà niệm như thế này. 

Niệm hai cái đó rồi chúng ta lại cầu nguyện thêm, ta muốn là :

« Nam Mô A Di Đà Phật vạn vật thái bình » 

Đó là cái ý niệm tốt để lập hạnh, hòa đồng với tất cả. 

Rồi mình xá ba cái. 

Mình mới bắt đầu tập cái pháp Soi Hồn. Bây giờ tôi cắt nghĩa một lần nữa tại sao niệm hai câu đó.

  Hai câu đó phải nhắm mắt ý niệm để chi? Khi chúng ta nói Nam Mô là nó mở lên trên bộ đầu, dẫn điển, luồng điển nó đi lên cho tới tột cùng thanh nhẹ, đem sự sáng suốt đó dòm lại thấy sự sai lầm của chính ta mà tu sửa, vì thế gian thấy Quán Thế Âm là một vị nhưng mà khi chúng ta đạt được tới sáng suốt là chúng ta có sự sáng suốt để xem sự tối tăm của chúng ta và tự sửa.

   Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ, Long Hoa Giáo Chủ Di Lạc: Khi mà chúng ta tiến tới di thiện tối lạc rồi chúng ta thật sự là giáo chủ của cái Tiểu Thiên Địa này, làm cho đem lên tất cả những niềm vui trong nội tâm và khai triển tới vô cùng. Đó, cho nên đó đi sâu vào trong thì là đi vào hai luồng điển, còn đi về văn tự thế gian dựa cái gương lành để tiến hóa.

Related items: