Please wait

Read this article in English

KHAI THÔNG LỤC TÂM

 Trích Vấn Đạo Tại Thiền Đường Giessen, Tây Đức, 23.06.1988

BĐ: Trong băng Lục Tự Di Đà Thầy nói rằng chúng ta phải khai thông lục tâm?

ĐT:  À lục tâm thông thì phải hành, à, phải hành.

Lục tâm chúng ta niệm NAM….. nó tập trung ở đây (giữa hai chân mày) thì có cắt nghĩa trong 6 điểm. 

Trong sách thường cắt nghĩa và trong băng tôi nói không biết bao nhiêu lần.  Vì một người mới tu phải nhìn, phải hiểu 6 cái dung điểm trung tâm của thể xác. 

Mà lục tâm chưa thông, không có mong gì làm đệ tử nhà Phật. 

Nói “ơ tui vô tui cúng, tui lạy, tui là đệ tử, tui là Phật Tử” nhưng mà tui không biết chiêm ngưỡng ông Phật đã làm gì mà thành Phật.

Từ con người mà cảm nhận sự đau khổ của bản thân cũng như đau khổ của nhân loại mà hy sinh, bỏ nghiệp tâm. 

Thậm chí ăn uống cũng quên đi.  Giải thoát mới trở về độ gia đình, độ nhân loại, làm hết nhiệm vụ, phận sự của chính mình. 

Bây giờ chúng ta có phương tiện; chúng ta hiện tại bây giờ phương tiện dồi dào hơn ông Thích Ca hồi xưa. Ổng ra rừng ổng tu, là ổng có phương tiện ở gia đình, trong nước nuôi vợ con ổng. 

Rồi bây giờ chúng ta có cái xã hội nuôi chúng ta, có công ăn việc làm và chúng ta hòa tan với trong công ăn việc làm, trong cái nghề nghiệp chuyên môn, trong cái sự thắc mắc thành bại của chính mình và mình trở về với quân bình của phần hồn, mình lo tu thì đời đạo song tu.

Cái ngành, cái nào mà văn minh của ông Phật để lại là ổng giúp cho chúng ta được trường tồn và khai triển đời cũng như đạo. 

Chứ ông Phật không có ác mà kêu mình bỏ đời lên núi hết rồi ai làm việc? 

Làm sao phát triển, làm sao tiến hóa. Thấy hông?  Cho nên phải chủ trương đời đạo song tu.  Mà chứng minh ông Thích Ca ổng tu thành đạo ổng trở về giúp vợ ổng tu, độ con ổng tu.  Thấy hông? 

Và để cha ổng cảm thức rằng muốn về Trời phải đi ở đâu?  Đi bằng cách nào? Ổng mới nhắc có cái mão, nhớ cái óc là được về Trời. 

Thấy hông?  Còn nhớ cái dục là đi xuống điạ phủ.  Phải hiểu chỗ này. 

Đó, người ta dạy tỉ mỉ một cử một động nhưng mà người đời không hiểu rồi đâm ra tưởng ông Thích Ca là hay lắm, mặt ổng đẹp quá, đem thờ cái hình ổng chứ không biết chiêm ngưỡng hành động của ổng.

Ông Phật là từ con người biến thành ông Phật mà.  Thì ông Tiên cũng là con người biến thành ông Tiên. Thì bây giờ tại sao mình, con người, mình lại đi biến thành con thú? 

 Mình ôm cái tánh thú làm cái gì? Tại sao mình không xây dựng mầm mống thương yêu để tiến hoá, để mình giải thoát và mình không bị lệ thuộc ở trong cái cảnh ô trược nữa. Mà Đức Phật đã thành công, mấy ngàn năm để lại và tại vì người ta không hiểu.  Người ta quá mến ông Phật và đi thờ ông Phật thôi, chớ họ không thấy ông Phật là họ.  Cho nên người tu Vô Vi, tu phải về làm một vị Phật , phải hy sinh cao độ, hy sinh cái tánh hư tật xấu thì các bạn mới giải được nghiệp tâm rõ ràng. 

Khi mà giải được nghiệp tâm thì các bạn sống trong sự nhàn hạ thanh tịnh. 

Đó là các bạn bước vào thềm Phật giới rồi. 

Từ đó các bạn thăng hoa đi lên trong một tâm thức ổn định và không có bị kẹt trong mê chấp nữa.

Cho nên cái tình cảnh của thế gian, gia đình nó cho các bạn lớn lên, thấy muốn cưới vợ, rồi sau cãi cọ, rồi đẻ con ra.  Còn nhiều chuyện nữa….

Từ cái kích động phản động rồi bây giờ mình thấy dẫy đầy trong đầu óc của mình. 

Từ ngày mình tu mình giải tỏa nó ra.  Mình thấy cái sai chính do mình tạo, không phải vợ mình, không phải con mình, mà chính mình tạo cái sai thì mình mới có cơ hội lập lại trật tự. 

Cả thế giới ai cũng đúng hết á, mà mình sai.  Tại sao nói cả thế giới ai cũng đúng? 

Nếu mà cả thế giới, trí khôn của loài người mà không có đúng, không có hợp tác, làm sao tôi có căn nhà ngồi đây nói đạo? 

Tôi đâu có căn nhà ở; tôi có cái giường ngủ, tôi có cái áo bận, tôi đã làm đâu. Người ta làm cho tôi không à. 

Rồi bây giờ buổi ăn, buổi cơm tôi ăn này kia kia nọ là hột cơm, hột gạo nó hy sinh cho tôi, nó có hạnh Bồ Tát.  Nó hy sinh hoài hoài hoài hoài, cho tôi được ăn ấm no. 

Kể cả con thú nó muốn sống chung với con người, nó phải hy sinh cả xương máu nó mới được sống chung với con người.  Một cọng rau cũng vậy, thì hạnh Bồ Tát hằng ngày thì chúng ta trực diện với hạnh Bồ Tát mà chúng ta chưa lập được một cái hạnh Bồ Tát.  Các bạn ăn, các bạn nhai nát nó cũng là hồi sinh ở trong này, nó giúp cho các bạn được ấm no.  Nó hy sinh tất cả cho các bạn được ấm no, mà các bạn rước cái hạnh Bồ Tát vào tâm mà không biết làm như Bồ Tát.

Mình phải dấn thân hy sinh đạo đức là Bồ Tát đó.  Mà mình còn mê chấp so đo, động loạn thì làm sao có thái độ của Bồ Tát. 

Cứu độ là Bồ Tát. Mà vạn linh đó là đâu, cũng là cửu huyền thất tổ của chúng ta. 

Tại sao bao nhiêu cọng rau không ăn lại ăn cọng rau đó?  Bao nhiêu con gà không ăn mà ăn cái đùi gà đó? Thấy hông? 

Vô đây nó sống với chúng ta mà chúng ta tu thành đạo thì cửu huyền thất tổ cũng được cứu vậy. Cho nên người ta khao khát được chết qua con người. Con thú nó chết qua con người.  Nó bằng lòng lắm, có cơ hội tu tiến. Mà qua con người làm điều ác thì tội nghiệp cho nó phải luân hồi nhiều kiếp nữa.  Thấy hông? 

Thành ra chúng ta hiểu được cái nguyên lý, hướng về tâm linh, hiểu được giá trị của Bồ Tát thì chúng ta hiểu được giá trị đương hành của chúng ta tại thế. 

Hỏi chớ bây giờ anh có vợ, có con anh không có cái tâm Bồ Tát mấy đứa con của anh chết rồi còn gì nữa. 

Thương chứ, thương, gây lộn với vợ, thương, gây, rầy con mà thương. 

Thương không thể nói được, hổng biết viết mực nào tả cái thương của tình cha, tình chồng thì mình cứ xử dụng ngay cái chỗ đó mình phát triển. 

Gia cang mình không bị lung lay bởi ngoại cảnh, mà không bị thị phi nó đả phá và luôn luôn mình giữ thể hiện tình người sáng suốt đối xử lẫn nhau thì tương lai cái xã hội nó tốt.  Số người đó tốt thì xã hội đó tốt.  Đó, trong cái khởi điểm nhỏ vậy mà tương lai gặt hái một kết quả quý báu ở tương lai rất tốt, thực tế. 

Người tu Vô Vi phải thực tế! 

Đừng dùng cái văn ngôn mà mình không rờ được, không mó được, không hiểu đươc.  Chỉ có tự gạt lấy mình mà thôi.  Cái nào mà mình hiểu được mới làm.

Cảm thức rõ ràng, nắm được nguyên ý đó, thực hành cho kỳ được mục đích của chính chúng ta, mới giải quyết được cái tâm bệnh, mà giải quyết được cái tâm bệnh là hạnh phúc.