Please wait

Read this article in English

Trực chỉ chơn tâm kiến tánh! 

Trích từ buổi thuyết giảng của Đức Thầy Lương Sĩ Hằng - Vĩ Kiên

tại Houston, Texas, 19 tháng 11 năm 1988, Thiền Đường Mai-Bình (Phần 2)

 

         Đó, cho nên người tu Vô Vi tại sao họ phải tham thiền? Tham thiền để làm gì ? Lập lại trật tự cho chơn tâm, mà khi hướng về chơn tâm rồi, họ mới kiến tánh. 

         Trực chỉ chơn tâm kiến tánh! 

         Thấy cái hư tật xấu của họ sửa, càng sửa càng tốt, càng sửa càng mở, càng sửa càng thanh nhẹ, càng sửa càng mở, càng sửa càng thanh nhẹ,  càng thanh nhẹ càng chứa đựng được thanh quang thì đi đến đâu chỉ đem lại sự bằng an cho mọi nơi, mọi giới.

         Không phải lạy lục nhưng mà hành! Hành tức là cầu nguyện, hành tức là cầu xin, hành tức là đến đích. Còn nói mà không hành, lý luận, lý thuyết, không đi đến đâu hết! Luận tới cuối cùng là kẹt mà thôi. Mà nếu chúng ta trở về với thanh tịnh, đại giác rồi, đâu có cái gì mà kẹt. Trung tim bộ đầu của các bạn mở rồi, thanh quang của các bạn hòa với vũ trụ rồi thì các bạn nhập định bất cứ lúc nào, đi cũng định, đứng cũng định, nói cũng định vì các bạn đã thấy rõ rồi, âm thinh này mượn của trời đất, mượn của quảng đại quần chúng, mới có cái âm thinh để diễn tả mọi sự việc và thể xác này cũng mượn của càn khôn vũ trụ, của Thượng Đế.

         Thì cái gì là hành ? Cái thức chúng ta hành, mà hành nặng hay là nhẹ? Hành nặng là giết chóc, họa hại; hành nhẹ là cứu giúp, khai triển tới vô cùng. 

         Cho nên các bạn càng tham thiền càng nhớ tôi. Vì sao? 

Các bạn đi lên giới nhẹ thì người nhẹ sẽ hòa với các bạn mà người đó là người bạn thân của các bạn, không bao giờ bỏ các bạn. Khi người ta đạt tới nhẹ rồi, người ta chỉ chia sớt cho mình, chia sẻ cho  mình, thương yêu mình. 

Cũng như bây giờ chúng ta tu tới tham thiền nhẹ rồi, chúng ta nở nào ngắt cái bông, hại cái bông, thương cái bông. 

Chúng ta không làm điều ác, thương cả cọng cỏ nữa. Vì sao? 

Chúng ta đầy đủ, chúng ta quân bình, chúng ta nhẹ nhàng, chúng ta thực hiện được khí giới tình thương và đạo đức, thương yêu và tha thứ.