Please wait

Read this article in English

TỰ NHIÊN VÀ HỒN NHIÊN

Trích Vấn Đạo Tại Montréal - 1982

Hỏi:  Thưa Bé Tám, lúc sau này Bé Tám thường dạy con người nên sống trong tự nhiên và hồn nhiên. Xin Bé Tám giảng thêm những điều đó để cho các lão ông lão bà ở đây trở thành hồn nhiên và tự nhiên.

Đức Thầy Lương Sĩ Hằng - Vĩ Kiên đáp:

Tự nhiên và hồn nhiên là mình phải có cái pháp rõ ràng. 

Niệm Nam Mô A Di Đà Phật để gây chấn động điện năng trong cơ tạng, nó khôi phục cái nội khoa tâm lý của chúng ta. Chúng ta sống lúc nào cũng tự nhiên và hồn nhiên, không cần phải suy nghĩ. 

Việc nó tới là tới, còn không tới thì thôi không cần phải lo.  Lo là mất tự nhiên và hồn nhiên. Để tự nhiên và hồn nhiên, nó đến thì chúng ta sẽ làm, bởi vì lúc nào chúng ta cũng thanh tịnh thì việc gì cũng giải quyết được hết. 

Đừng có lo trước những việc chưa xảy ra. 

Lo để làm gì? Lo không được, lo để làm gì? 

Tạo rối loạn và nội khoa tâm lý của chúng ta càng ngày càng rối loạn thì làm sao phát triển được? 

Cho nên cái phương pháp ở đằng này chỉ có một đường là hiểu nguyên lý Nam Mô A Di Đà Phật.

Cái nguyên ý đó, dùng ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật để nó thể hiện cái nguyên ý của Nam Mô A Di Đà Phật, thì cái tâm của chúng ta mới dứt khoát mọi sự việc. 

Gặp sự việc gì chúng ta cũng giải quyết được hết.  Chứng tỏ cái khoa học này không sợ việc gì, không sợ khó, chẳng sợ khổ. 

Cái khổ, khổ, khổ mới bước vào biên giới Phật pháp. 

Đi về xứ Phật chứ mình không có ở lại thế gian. 

Cái khổ là cái lụt chí của chúng ta mới khổ. 

Hòa tan trong khổ đâu có khổ.  Không chịu hoà tan, mọi sự việc đều thấy mình khổ. 

Khổ là do đâu? 

Do cái tánh chiến thắng cái tâm nó mới đau khổ. 

Còn mình ngự được cái tánh, giải cho cái tánh của mình, quán thông cái tánh của mình thì không còn bị khổ nữa.