Please wait

Read this article in English

Trích Vấn Đạo tại Thiền-Viện Vĩ-Kiên Khóa 1 - Ngày19.04.1986

Cái phương pháp này là tu cho chính mình,  không nên tạo sự mất quân bình cho chính mình nữa. Luôn luôn phải biết yêu thương từ bữa ăn, hành động, bước đi của mình.

Bước chân mình đang chà đạp cái gì mình cũng biết nữa. Cái đó là cái quan trọng, nó đổi tánh. 

Mà đổi tánh để làm gì? 

Làm một người thượng trí chứ không phải làm một người tiểu nhân.

Người tiểu nhân nó ăn nó phản bội, nó đi nó cũng phản bội, nó mặc nó cũng phản bội, nó không biết quần chúng yêu thương nó và xây dựng nó.

Nó quên quần chúng hết, làm sao mà nó nhớ cha mẹ nó? Cha mẹ nó thương nó, lo cho nó hằng ngày hằng giờ mà nó cũng dám quên luôn nữa, biết bao giờ nó tiến được. 

Cho nên cố gắng lên đi để nhớ và giữ cái phần thanh tịnh. Mình ăn mà mình không nghĩ tới nó, mình rước nó vô đó, nó làm loạn.

“Chứ ông rước tôi vô mà không mời tôi ngồi, không sắp đặt cho tôi, ông liệng bậy, liệng bạ thì tôi loạn rồi cái gì nữa!”

Còn cái người ăn người ta biết rước vô để đâu, trong tinh thần yêu thương xây dựng nó, thì luôn luôn nó theo cái trật tự của mình, nó mới thực hiện được chữ Hòa. 

Cho nên mỗi, mỗi chút xíu là chúng ta bị sai, nháy mắt cái sai rồi ! 

Tại sao Bề Trên xuống la, la um sùm, tôi tu mà la tôi. Đã tu đâu! 

Vì cái miệng nói tu nhưng mà không chịu thực hành ở bên trong thì người ta la phải người ta giúp mình không? 

Người ta rầy là người ta chiếu ánh sáng cho mình, phải thấy chỗ đó! Nhiều người không hiểu nói 

“Chu cha, Thiêng Liêng Trời Phật gì đâu mà hổn quá, chữi tôi hoài.” 

Không phải đâu! Nhắc mình, mà nhắc nhẹ nó không nghe. Ôm nó, thương nó, mẹ nó đẻ nó ra, nuôi nó từ nhỏ tới lớn mà nó dám quên mẹ nó, còn nói chuyện làm sao yêu thương được nữa! Chỉ rầy nó mới chịu trở về. Rầy nó, bảo vệ nó, nó vô nó thấy: Té ra nó bỏ nó rồi. 

Cho nên cái đường đi của người ta nhắc rất khéo, mà trực tiếp không có gián tiếp, nó hay vậy đó. Cho nên các bạn tu, đừng có dựa trong cái thể xác này, đừng có dựa trong sự ấm no này nhưng mà dựa trong cái trí ý thức tâm của mình tới đâu.

Nếu mà chúng ta không có thức tâm là chúng ta tự chôn sống, không có ai giúp mình bằng mình tự giúp. Phải hiểu chỗ này! Bây giờ khổ, lo, từ giờ phút khắc, sau này mới có cơ hội hưởng. 

Chứ đừng nói tôi tu Vô Vi, tôi nói cái miệng tu Vô Vi, tôi đăng, tôi treo tấm bảng trước ngực là tôi tu Vô Vi, đâu phải đâu! Tâm, coi cái tâm mình chịu sửa không? Chịu nhìn nhận tội lỗi của mình không? Chịu nhìn nhận sự sai lầm của mình không?

Chịu thấy rõ cái sự trì trệ của mình không để mình sửa tiến. Còn không nhìn nhận sự sai lầm của mình làm sao mình tiến được. Mình mặc cáo áo giả, cái xác này là cái áo giả, có mấy chục năm hà. Mấy chục năm là có mấy ngày của người ta, không có lâu, mà học không xong, ra rồi người ta hỏi học cái gì cũng không biết nữa. 

Tại vì sao? Tại tôi si mê, si mê cái thể xác này mà mất cái xác, tôi buồn lắm. Còn chúng ta tu giải thoát là cái xác có mất cũng không có sao. Sự cương quyết vô cùng là giải thoát thì nó chỉ có vui, không có buồn. Mà con người mà không biết lo cho cái hồn để thăng hoa là chỉ có buồn vì cái bản chất si mê. 

Cho nên con thú chết để trong frigo đó, những cái vong ngồi đó chứ đâu, khóc, thấy con người trả thù một cách tàn nhẫn như vậy. Biết nó có lỗi đối với số người sắp ăn nó nhưng mà trả thù quá tàn nhẫn, đưa vô nhai này kia, kia nọ, nó phải si mê cái thể xác nó. Nó nghĩ những cái ngày giờ đau đớn sẽ tới nhưng mà đó là luật trời để cho nó có cơ hội ăn năn. Nhưng nó vì bản chất si mê nó không chịu đi đầu thai thì nó làm trì trệ cho chính nó. 

Cho nên mình được ân phước cho mình biết tu cái đạo này là trong thực hành để cứu độ tất cả. Khi miếng ăn của chúng ta, chúng ta cũng biết cứu độ, biết lo lắng cho nó, biết xây dựng cho nó, biết nó là ta, trước kia ta cũng bị chà đạp như vậy, bây giờ ngày nay ăn năn hối cải, bao nhiêu kiếp khổ cực bây giờ mới được làm người. Thì bây giờ chúng ta không muốn nó khổ cực, chúng ta cố gắng tu để độ nó, để cho nó có cơ hội thăng hoa, thay vì chìm đắm trong bể khổ, trầm luân, không có lối thoát. 

Cho nên mới chú trọng kêu các bạn nhớ về điển và đọc Nam Mô cho các bạn nghe để các bạn phân cái chữ nào là điển, cái chữ nào là không phải điển. Hổm rày học điển nhưng mà để cái Nam Mô thì các bạn thấy điển ở chỗ nào. Nó rút bằng cách nào? Nó mở bằng cách nào? Nó hổ trợ cho các bạn bằng cách nào? 

Thấy từ bi đã làm việc rất nhiều, tất cả là vì chúng sanh. Hạnh hy sinh rất cao, mà chúng ta hưởng cái hạnh hy sinh đó mà chúng ta không chịu hy sinh, chừng nào chúng ta tiến? Đã nói cái xác này là giả, không phải thật. Giả hợp một trường, không phải thật nhưng mà cứ ôm cái xác, si mê cái xác rồi tranh cãi này kia nọ, rồi quên cái thức.

Cái thức thanh tịnh của các bạn nó ẩn tàng ở bên trong, nằm hẳn trong cái huệ tâm của bạn. Không có nên hại mình nữa và không có để cho nó tồi tàn nữa. Mình biết cái kỹ thuật nào mới có thể trở về với chính mình, mình nên thực hành hàng ngày, đừng có bê trễ nữa. 

Tất cả mọi người ngồi thanh tịnh mà người này nói một câu, người kia nói một câu thì nó kéo đi ra, động loạn. 

Động loạn thì đâu có biết lối về ! Cho nên vì đó chúng ta mới nghiêm chỉnh học cái pháp thanh tịnh, câm cái mồm và không cho lục căn lục trần hoạt động nữa, để Chủ Nhân Ông hoạt động. Cấm khẩu để cho Chủ Nhân Ông hoạt động coi thử Chủ Nhân Ông hiểu không? 

Chứ còn để cái miệng nó cứ diễn tả, diễn tả, diễn tả, là lục căn lục trần nói chuyện thôi. Cái thức chuyển xuống cho lục căn lục trần nói chuyện thôi rồi bây giờ Chủ Nhân Ông tự thức và tự xây dựng ở bên trong. 

Hỏi cái nào đi nhanh hơn? Cái làm thinh đi nhanh hơn. Cái nhịn nhục đi nhanh hơn mà cái nói la này kia kia nọ, thương mến đồ, đều là gạt lấy mình mà thôi.